Nhận định bóng đá, Burnley - M.U (3 giờ ngày 9.2): “Quỷ đỏ” củng cố vị trí thứ tư
Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên. Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Thị trường âm nhạc cuối 2024 đầu 2025 đánh dấu sự bùng nổ của ca khúc Tái sinh do Tùng Dương thể hiện. Bài hát được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nam ca sĩ không chỉ "gây bão" trong nước mà còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Năm qua cũng được xem là một năm thành công của Tùng Dương vì ngoài Tái sinh, anh còn được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vinh danh "Ca sĩ nổi bật". Nguồn năng lượng tích cực đó sẽ được Tùng Dương mang đến để "mở bát" chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên.Trong chương trình trò chuyện đầu năm cùng khán giả Báo Thanh Niên, Tùng Dương sẽ tiết lộ những bí mật thú vị đằng sau bản hit Tái sinh thông qua sự dẫn dắt của MC Vũ Mạnh Cường. Ngoài ra những câu chuyện về chặng đường làm nghề cũng như kế hoạch đón Tết Ất Tỵ cũng được Tùng Dương chia sẻ trong HOT THÌ HỎI.Huy động hàng tỉ đồng cho phong trào Thanh niên tình nguyện
Sáng 19.3, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, dẫn đầu đoàn công tác có buổi khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới năm 2024 tại Bình Phước.Theo UBND tỉnh Bình Phước, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới thời gian qua được địa phương thực hiện đa dạng, phong phú; công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực cũng được thực hiện thông qua các câu lạc bộ, tổ phòng, chống bạo lực gia đình tại các thôn, ấp và cấp xã; nạn nhân mua bán người sau khi được giải cứu trở về địa phương hòa nhập cộng đồng được hỗ trợ tư vấn về sức khỏe, tâm lý, tìm kiếm việc làm...Đáng chú ý, trong lĩnh vực chính trị, Bình Phước có tỷ lệ lãnh đạo nữ chủ chốt cao nhất trong cả nước, với 14/49 cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (28,5%); 5/15 cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy (33,3%), trong đó 3 cán bộ nữ là Thường trực Tỉnh ủy (Bí thư Tỉnh ủy Tôn Ngọc Hạnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền - PV).Ngoài ra, địa phương có 11/78 nữ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương); 97/450 cán bộ nữ giữ chức vụ trưởng, phó phòng ban chuyên môn nghiệp vụ sở ngành và 73/280 tương đương các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tỷ lệ nữ là giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hiện nay là 2.692/13.034, đạt trên 20,6%...Tại buổi khảo sát, bà Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Bình Phước rà soát lại các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới để có sự điều chỉnh phù hợp với địa phương. Hiện đang trong quá trình sắp xếp, hợp nhất các địa phương, sẽ có thiết lập cơ cấu nhân sự mới; tỉnh cần tính toán thúc đẩy bình đẳng giới trong bộ máy quản lý nhà nước; bảo đảm yếu tố giới trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ nữ có năng lực.
Tăng cường hợp tác quốc tế để đưa sản phẩm mang ‘hộ chiếu Việt’ ra thế giới
Nơi đây còn là Hội quán Tuệ Thành của người Hoa gốc Tuệ Thành (tên cũ của Quảng Châu, Trung Quốc) thuộc bang Quảng Đông - bang lớn nhất của người Hoa ở Chợ Lớn.Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đình, ban đầu chùa có mặt bằng hình chữ Khẩu (nhà bốn phía, giếng trời ở giữa). Nếu như chùa miếu VN, tòa thiêu hương thông nhang khói thường đặt sau hoặc ngoài khu vực chánh điện thì chùa Bà đặt lò thiêu hương ngay giếng trời, trước chánh điện. Năm 1908, chùa mở rộng thêm một giếng trời với trung điện nằm giữa. Trên hệ cột, kèo là các liễn đối, các bức đại tự thể hiện những kỹ thuật đặc sắc của người Hoa như: thư pháp, chạm khắc, sơn thếp…Chùa Bà nổi bật bởi phù điêu, cụm tiếu tượng (tượng vui) bằng gốm tráng men nhiều màu sắc trên mái hiên, nóc chùa, vách tường dựa vào các điển tích Trung Quốc xưa như: Lưỡng long tranh châu, tứ linh, bát tiên quá hải, Phúc Lộc Thọ, thầy trò Đường Tăng…Làm tiếu tượng là nghề đặc trưng vùng Phật Sơn, Quảng Đông ra đời khoảng thế kỷ 16 du nhập và phát triển ở Chợ Lớn khoảng thế kỷ 19 với các lò nổi tiếng thời bấy giờ là Đồng Hòa, Bửu Nguyên… Tiếu tượng chỉ nhằm trang trí, tạo sự vui tươi, gần gũi cho nơi linh thiêng. Tiếu tượng xuất hiện nhiều trên đình, chùa, miếu ở Chợ Lớn, Biên Hòa, Bình Dương và miền Tây, đến đầu thế kỷ 20 thì thất truyền.Tại chùa hiện vẫn còn rất nhiều cổ vật có giá trị: bộ lư đồng pháp lam đúc năm 1886; lệnh viết tay của đại úy D'Ariès cấm binh sĩ Pháp - Tây Ban Nha phá hoại chùa; hai đại hồng chung đúc năm 1795 và 1830…Năm 1993, chùa Bà được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.(*): Đối với người Hoa, Thiên hậu thánh mẫu (tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh năm 1062 ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) là vị nhân thần bảo hộ người đi biển. Người dân dành ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ bà, nên đây cũng là ngày hội chính của chùa.
Vài tiếng trước thời khắc giao thừa, Ga Sài Gòn vẫn tấp nập hành khách. Chuyến tàu cuối cùng của năm Giáp Thìn khởi hành vào lúc 21h50, đưa những hành khách về quê đón tết. Đặc biệt, trên chuyến tàu này, mỗi hành khách đều mang theo một câu chuyện, một lý do riêng để khởi hành vào thời khắc này.Ai cũng mong đón giao thừa bên người thân. Nhưng vì lí do riêng mà mình không làm được. Cũng hơi chạnh lòng, nhưng cứ nghĩ đến khoảnh khắc được đoàn tụ ngày mùng 1 đã thấy vui rồi. Chị Nguyễn Thị Ánh Hồng, đến từ Quảng Ngãi chia sẻ.Mỗi hành khách đều đang rất gấp rút, mong ngóng để sớm được trở về với gia đình. Có những hành khách vì sợ trễ tàu mà đã đến từ rất sớm. Để tiết kiệm thời gian, họ kết hợp cả bữa ăn tối trong lúc chờ tàu.Theo thông tin từ Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn, chuyến tàu cuối cùng của năm mang số hiệu SE2, với khoảng hơn 200 hành khách. Có những hành khách phải di chuyển quãng đường rất xa về các tỉnh miền Bắc. Tuy nhiên đa số hành khách sẽ đi về miền Trung hay các địa phương gần TP.HCM.Chuyến tàu cuối cùng của năm Giáp Thìn lăn bánh, trong những giây phút quan trọng, không chỉ là một hành trình dài, mà còn là cuộc đua với thời gian. Mỗi phút trôi qua dường như trở nên quý giá hơn bao giờ hết, bởi ai cũng mong kịp về nhà, kịp sum vầy cùng gia đình trong khoảnh khắc tết đến, xuân về. Cảm giác thời gian như đang trôi quá chậm, khiến cho sự mong đợi, lo lắng càng nhiều thêm.Chuyến tàu này mang theo những hy vọng và ước mơ của hành khách về một năm mới bình an, hạnh phúc.
Khách vây kín quán bán món chay chỉ 6 ngày/tháng: 'Mua ăn ngày 3 bữa luôn'
Khi biết đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vào thi đấu trận chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, bà Lại Thị Thu, mẹ của đội trưởng Lê Văn Thức đã quyết định bắt máy bay từ Thanh Hóa vào TP.HCM để trực tiếp cỗ vũ cho con trai. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, bà Thu cho biết Thức mê đá bóng từ nhỏ. "Mỗi lần đi đá về là bị mẹ la, vậy chứ mẹ có la có chửi rồi nó cũng đi bằng được à. Tại Thức mê đá bóng từ bé rồi, ngày nào cũng đi, trầy chân, trầy tay hay có bị mẹ đánh thì Thức vẫn quyết tâm đi bằng được à", bà Thu kể.Có mặt trên khán đài, bà Thu cùng rất nhiều cổ động viên đội bóng Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã tạo nên bầu không khí cuồng nhiệt. Tiếp thêm động lực cho các cầu thủ trên sân thi đấu.Bằng lối chơi hợp lý và sự tỏa sáng của các cầu thủ, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã giành chiến thắng trước đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng. Đặc biệt, trong đội trưởng Lê Văn Thức đã đóng góp một bàn trong chiến thắng 2 -1 trước đối thủ, qua đó giành chức vô địch của giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III-2025 cúp THACO ngay lần đầu dự giải.Đội bóng xứ Thanh sẽ cùng đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tham dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO diễn ra từ ngày 22.3 đến 30.3 với sự góp mặt của 4 đội bóng quốc tế khác đến từ các trường ĐH trong khu vực Đông Nam Á.